Mục lục:

1. Giới thiệu

2. Quản trị website

2.1. Đăng nhập trang quản trị

2.2. Các thiết lập cơ bản

2.3. Các thao tác soạn thảo cơ bản

2.4. Các thao tác soạn thảo nâng cao

2.5. Các thao tác soạn thảo trang Hình ảnh

2.6. Các thao tác soạn thảo trang Blog

2.7. Thao tác cập nhật bản CV điện tử

2.8. Thay đổi giao diện trình bày


1. Giới thiệu

Personal Homepage (website cá nhân) là một thuật ngữ nói đến các website của riêng một cá nhân, do từng cá nhân xây dựng và quản trị. Các website cá nhân được xây dựng với bất kỳ mục đích nào như viết nhật ký, chia sẻ kinh nghiệm, giải trí hoặc phát triển thương hiệu cá nhân,...

Personal Homepage theo tên miền vinhuni là hệ thống các website cá nhân của các cán bộ, giảng viên trong nhà trường được xây dựng theo cấu trúc tên miền của Trường Đại học Vinh nhằm tạo một kênh thông tin giới thiệu, quảng bá thông tin của cán bộ, giảng viên Nhà trường với cộng đồng, cũng là một kênh thông tin để các cán bộ, giảng viên chia sẻ tài liệu, kiến thức cho học viên, sinh viên.

Cấu trúc địa chỉ: http://home.vinhuni.edu.vn/[tên_homepage]

trong đó [ten_homepage] là tên riêng của mỗi cán bộ, giảng viên Nhà trường được lấy theo địa chỉ email của mỗi người.

Ví dụ: GS.TS. Đinh Xuân Khoa có địa chỉ email là khoadx@vinhuni.edu.vn thì địa chỉ homepage sẽ là http://home.vinhuni.edu.vn/khoadx. 

Hình 1 – Personal Homepage của GS.TS.NGƯT. Đinh Xuân Khoa

Bố cục của hompage gồm 02 phần:

    - Phần bên trái: là phần chứa thông tin chung và danh sách các trang thông tin. Thông thường bao gồm các trang: Giới thiệu (Introdution), Nghiên cứu khoa học (Research), Công bố (Public), Giảng dạy (Teaching), Hình ảnh (Picture), Liên hệ (Contact), Blog. Phần bên trái còn có các mục chọn Đăng nhập để truy cập phần quản trị website và mục chọn ngôn ngữ hiển thị tiếng Anh (English) hoặc Tiếng Việt.

    - Phần bên phải là nội dung chính của từng trang thông tin.

2. Quản trị website

2.1. Đăng nhập trang quản trị

Sau khi mở website cá nhân theo đúng địa chỉ đã được cung cấp, để thay đổi thông tin trên website cần phải đăng nhập vào hệ thống.

Cách thức đăng nhập như sau:

    - Trên thanh thực đơn (phần bền trái), chọn mục Đăng nhập 

    - Nhập Tên đăng nhập Mật khẩu vào các ô văn bản

    - Chọn nút Đăng nhập.

Chú ý: Tên đăng nhập là tên_homepage của mỗi người. 

 

2.2. Các thiết lập cơ bản

Sau khi đăng nhập hệ thống, trên màn hình hiển thị Bảng tin chào mừng với các thông tin báo cáo cơ bản về website. Tại đây, các thầy cô có thể thay đổi một số thiết lập cơ bản của website như sau:

a. Thay đổi thông tin tiêu đề, ngôn ngữ hiển thị

    - Trên thanh thực đơn ở bên trái, chọn mục Cài đặt\Tổng quan (hoặc Settings\General)

    - Thay đổi thông tin tiêu đề trong ô Tiêu đề trang (hoặc Title)

    - Thay đổi thông tin khẩu hiệu trong ô Khẩu hiệu (hoặc Tagline)

    - Thay đổi địa chỉ hộp thư dùng để quản trị trong ô Địa chỉ thư điện tử (hoặc Email address)

    - Thay đổi ngôn ngữ hiển thị trong ô Ngôn ngữ của trang (hoặc Site Language)

    - Chọn nút Lưu thay đổi (hoặc Save) để kết thúc

b. Thay đổi thông tin cá nhân

    - Trên thanh thực đơn ở bên trái, chọn mục Giao diện\Theme Options (hoặc Appearance\Theme Options)

    - Trong phần Your Name, gõ học vị và tên cá nhân

    - Trong phần Sub-title, gõ tên đơn vị công tác

    - Trong phần Personal photo, chọn ảnh hồ sơ cá nhân (thực hiện chọn theo tuần tự các bước: dấu +, phần Tải tệp tin lên (hoặc Add Media), nút Chọn tập tên (hoặc Select Files), tìm tệp tin chứa ảnh hồ sơ cá nhân trong máy tính, nút Send to OptionTree)

    - Cuối cùng chọn nút Save changes để lưu lại các thay đổi.

Chú ý: Trong phần Your Name các thầy cô có thể chèn ký hiệu để tạo dấu xuống dòng giữa phần học vị và trong phần tên cá nhân.

c. Thay đổi mật khẩu truy cập

Mật khẩu truy cập được tạo ngầm định là 12345678. Để có thể thay đổi các thầy cô có thể thực hiện như sau:

    - Trên thanh thực đơn ở bên trái, chọn mục Thành viên\Hồ sơ của bạn (hoặc Users\Your Profile)

    - Kéo xuống, chọn nút Tạo mật khẩu (hoặc Generate Password)

    - Gõ mật khẩu vào ô Mật khẩu mới (hoặc New Password)

    - Chọn nút Cập nhật hồ sơ (hoặc Update Profile)

Chú ý: Các thầy cô có thể chọn nút Ẩn hoặc Hiện để xem chính xác nội dung của đoạn mật khẩu đã gõ.

2.3. Các thao tác soạn thảo cơ bản

Thông tin được cung cấp, chia sẻ trên website cá nhân được bố trí theo các trang tin. Mỗi trang tin là một tài liệu siêu văn bản bao gồm các văn bản, bảng biểu, hình ảnh, phim,… có thể được soạn thảo và trình bày như văn bản word.

a. Xem danh sách trang tin

    - Trên thanh thực đơn ở bên trái, chọn mục Trang\Tất cả các trang (hoặc Pages\All pages)

    - Xuất hiện danh sách các trang (Giới thiệu, Nghiên cứu khoa học, Công bố, Giảng dạy, Hình ảnh, Liên hệ)

    - Khi di chuyển con chuột qua mỗi trang, có thể chọn

        o Chỉnh sửa (hoặc Edit) – để chỉnh sửa nội dung

        o Sửa nhanh (hoặc Quick Edit) – để sửa nhanh một số thông tin cơ bản

        o Thùng rác (hoặc Trash) – để xóa bỏ trang

        o Xem (hoặc View) – để xem trang

Chú ý: Sau khi chọn chức năng xóa bỏ, trang tin sẽ được chuyển tạm vào thùng rác. Vì vậy để xóa hẳn thì các thầy cô cần vào Thùng rác (bằng cách chọn mục Thùng rác ở phía trên danh sách) để Phục hồi hoặc Xóa vĩnh viễn.

b. Soạn thảo và chỉnh sửa nội dung trang tin

    - Trong danh sách trang tin, chọn trang tin cần soạn thảo, chọn mục Chỉnh sửa (hoặc Edit)

    - Xuất hiện cửa sổ soạn thảo trang tin

    - Chọn loại trang tin Tiếng Việt hoặc English

    - Soạn tiêu đề trang tin 

    - Soạn thảo hoặc chỉnh sửa nội dung trang tin (có thể copy toàn bộ nội dung từ Word hoặc sử dụng các thanh công cụ có sẵn để tự soạn thảo và trang trí)

    - Chọn nút Cập nhật (hoặc Update) ở bên phải màn hình để hoàn chỉnh.

    - Chọn nút Xem trước (hoặc Preview Changes) để xem trước trang tin.

Chú ý: Trong soạn thảo hoặc chỉnh sửa trang tin các thầy cô có thể chọn thực đơn Xem, mục Toàn màn hình hoặc bấm tổ hợp phím CTRL + ALT + F để phóng to toàn bộ màn hình. Thu nhỏ bằng cách tương tự. 

2.4. Các thao tác soạn thảo nâng cao

a. Chèn hình ảnh

Trong quá trình soạn thảo hoặc chỉnh sửa nội dung trang tin, có thể chèn một hình ảnh đã được copy từ một trang web nào đó hoặc chèn một hình ảnh đã lưu trữ trên máy tính. 

    - Để chèn 1 hình ảnh từ một trang web, các thầy cô có thể thực hiện như sau:

        o Mở trang web chứa ảnh cần copy, nháy chuột phải vào ảnh, chọn thực đơn Sao chép hình ảnh

        o Trong trang tin cần chèn hình ảnh, nháy chuột phải chọn thực đơn Dán.

    - Để chèn 1 hình ảnh từ một tệp ảnh đã có trên máy tính, có thể thực hiện như sau:

        o Trong trang tin cần chèn hình ảnh, chọn nút lệnh Thêm Media (hoặc thực đơn Chèn\Add Media)

        o Trong hộp thoại xuất hiện, chọn ảnh trong danh sách có sẵn hoặc chọn thẻ Tải tập tin lên (hoặc Add Media), nút lệnh Chọn tập tin (hoặc Select Files)

        o Trong hộp thoại xuất hiện, tìm file chứa ảnh cần chèn, chọn nút Open

        o Chọn nút Chèn vào trang.

Chú ý: Sau khi chèn ảnh vào trang tin, các thầy cô có thể giữ nút trái chuột và kéo trên ảnh để thay đổi kích thước và vị trí của ảnh sau khi chèn.

b. Chèn video

Có thể chèn một đoạn video có sẵn trên mạng hoặc đã lưu trữ trong máy tính.

    - Để chèn một đoạn video có sẵn trên mạng, các thầy cô có thể thực hiện như sau:

        o Mở trang video http://www.youtube.com chứa đoạn video cần chèn, nháy chuột phải vào film, chọn thực đơn Sao chép URL video.

        o Trong trang tin cần chèn video, chọn thực đơn Chèn, mục Chèn/chỉnh sửa Video

        o Trong hộp thoại xuất hiện, dán địa chỉ URL đã sao chép vào ô Nguồn, chọn nút OK và nút Hủy để kết thúc.

Hình 2 – Hộp thoại chèn video

    - Để chèn một đoạn video đã được lưu trữ trong máy tính thì thực hiện hoàn toàn tương tự như việc chèn 1 hình ảnh. 

Chú ý: Sau khi chèn, các thầy cô có thể sử dụng chuột để chỉnh sửa kích thước của khung hình sẽ thể hiện đoạn video.

c. Chèn các liên kết

Có thể chèn một đoạn liên kết đến địa chỉ một trang mạng hoặc một tài liệu đã được chia sẻ. Việc này rất thuận lợi khi các thầy cô muốn chia sẻ tài liệu cho các học viên và sinh viên. Để chia sẻ liên kết đến một tài liệu có trên Google Drive có thể thực hiện như sau:

    - Mở Google Drive, nháy chuột phải trên tài liệu cần chia sẻ, chọn thực đơn Nhận liên kết có thể chia sẻ được.

    - Trong trang tin cần chèn liên kết, bôi đen đoạn văn bản làm đường dẫn, chọn thực đơn Chèn, mục Chèn/chỉnh sửa đường dẫn.

    - Trong hộp thoại xuất hiện, dán liên kết đã sao chép vào mục URL, chọn nút Chèn liên kết để thực hiện.

Hình 3 – Hộp thoại chèn liên kết

Chú ý: Các thầy cô có thể sử dụng chức năng này để chèn các liên kết đến các trang tin hoặc các bài viết có sẵn trên Homepage.

d. Chèn bảng

Homepage không có sẵn công cụ để tạo bảng khi soạn thảo hoặc chỉnh sửa nội dung trang tin. Tuy nhiên các thầy cô có thể chèn bảng bằng cách copy bảng đã tạo trong Word và dán trực tiếp vào màn hình soạn thảo trang tin.

Sau khi dán, có thể chọn thẻ Text (ở góc trên bên phải vùng nội dung soạn thảo) để chỉnh sửa trực tiếp các mã nguồn html của nội dung trang tin. 

Chú ý: Đây là mã nguồn dưới dạng html nên các thầy cô cần hết sức cẩn trọng trong quá trình chỉnh sửa để tránh các sai sót trong soạn thảo trang tin.

2.5. Các thao tác soạn thảo trang Hình ảnh

Trang Hình ảnh chứa một số hình ảnh tiêu biểu trong quá trình công tác của các thầy cô giáo. Các thầy cô có thể chia sẻ bằng cách thực hiện như sau:

- Trên thanh thực đơn ở bên trái, chọn mục Gallery, mục Gallery

- Hiện thị danh sách các hình ảnh đã đăng. Tại đây các thầy cô có thể Chỉnh sửa, Sửa nhanh, Thùng rác (xóa bỏ) hoặc Xem hình ảnh.

- Để bổ sung hình ảnh, chọn mục Add New ở phía trên

- Trong màn hình xuất hiện, nhập tiêu đề của ảnh, chọn mục Chọn ảnh tiêu biểu ở phía bên trái

- Chọn ảnh có sẵn trong danh sách hoặc Tải tập tin lên và tìm kiếm file ảnh cần chia sẻ.

- Cuối cùng chọn nút Đăng bài viết để kết thúc.

2.6. Các thao tác soạn thảo trang Blog

Trang Blog dùng để cung cấp các bài viết chia sẻ với cộng đồng. Các bài viết này sẽ được hiển thị theo thời gian được đăng tải. Các bài viết còn cho phép bạn đọc có thể để lại các bình luận, trao đổi với tác giả. Bởi vậy đây có thể là một kênh thông tin hữu ích.

Để bổ sung các bài viết mới, các thầy cô có thể thực hiện như sau:

- Trên thanh thực đơn ở bên trái, chọn mục Bài viết

- Trong danh sách các bài viết đã đăng, có thể Chỉnh sửa, Sửa nhanh, Thùng rác (xóa bỏ) hoặc Xem nội dung của bài viết.

- Các thao tác soạn thảo và chỉnh sửa bài viết hoàn toàn được thực hiện tương tự như các thao tác để soạn thảo và chỉnh sửa trang tin.

Chú ý: Sau khi soạn thảo có thể chọn tên chuyên mục ở phía bên phải màn hình để phân loại các bài viết. Các thầy cô cũng có thể bổ sung các chuyên mục mới bằng cách chọn mục Thêm chuyên mục trong phần này.

Để xem các bình luận, trao đổi của cộng đồng đối với các bài viết đã chia sẻ, các thầy cô có thể chọn mục Phản hồi trong danh sách thực đơn ở bên trái. Khi đó màn hình sẽ hiển thị danh sách các bình luận. Với mỗi bình luận, các thầy cô có thể chọn các tác vụ như Phản đối, Chấp nhận, Đánh dấu là bình luận rác hoặc Bỏ vào thùng rác. Những bình luận được Chấp nhận mới được hiển thị lên trang bài viết.

2.7. Thao tác cập nhật bản CV điện tử

Sau khi cập nhật bản Lý lịch khoa học (dạng pdf), các thầy cô có thể đưa lên homepage để dễ dàng sử dụng. Cách thức thực hiện như sau:

- Trên thanh thực đơn ở bên trái, các thầy cô chọn mục Giao diện\Theme Options

- Trong dòng CV file, chọn nút (+), sử dụng chức năng Tải tập tin lên và tìm file Lý lịch khoa học mới được cập nhật (các thầy cô nên sử dụng các file dạng pdf để tránh các sửa đổi không cần thiết)

- Bôi đen và copy toàn bộ đường dẫn nằm trong ô CV file. Chọn nút Save Changes.

- Trong mục Giao diện, chọn tiếp mục Menu

- Chọn nút mở rộng ở cuối mục Download CV, dán toàn bộ đường dẫn đã copy vào ô URL

- Cuối cùng chọn nút Lưu trình đơn để kết thúc.

2.8. Thay đổi giao diện trình bày

Giao diện ngầm định được sử dụng cho các thầy cô là giao diện Fulcuty được cung cấp bởi http://owwwlab.com. Ngoài ra các thầy cô cũng có thể sử dụng các giao diện khác đã được cài đặt sẵn trên hệ thống. Cách thức thực hiện như sau:

    - Trên thanh thực đơn ở bên trái, chọn mục Giao diện\Giao diện

    - Trong danh sách các giao diện đã cài đặt, chọn giao diện phù hợp, chọn nút Kích hoạt để thực hiện. Khi đó toàn bộ website cá nhân sẽ được thể hiện theo mẫu của giao diện đã kích hoạt.

Chú ý: Các thầy cô có thể khôi phục bằng cách kích hoạt trở lại giao diên Fuculty.

huong_dan_lap_personal_homepage_theo_ten_mien_vinhuni.doc