File toàn văn: dong_goi_bai_giang_elearning.pdf

    • 1.1.Giới thiệu phần mềm iSpring Suite

          iSpring Suite là một bộ công cụ soạn thảo e-Learning chuyên dụng, đầy đủ của Hãng iSpring Solutions. Sau khi cài đặt, iSpring Suite tích hợp với MS Power Point.

iSpring Suite cho phép phát triển các khóa học e-Learning chất lượng, hoạt động tốt trên các nền tảng máy tính để bàn, máy tính xách tay và các thiết bị di động.

Các công cụ thành phần của iSpring Suite:

  • iSpring Suite: công cụ tích hợp và đóng gói bài thuyết trình Power Point thành bài giảng e-Learning chất lượng, chuyên nghiệp.
  • iSpring QuizMaker: công cụ tạo lập các bài khảo sát (survey) hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm (quiz) với các kiểu câu hỏi đa dạng.
  • iSpring TalkMaster: công cụ tạo mô phỏng cuộc trò chuyện để thực hành kỹ năng giao tiếp.
  • iSpring Visual: công cụ tạo các mẫu tương tác e-Learning.
  • iSpring Cam Pro: công cụ ghi, chụp màn hình và dạy học qua Video.
  • iSpring Audio-Video Editor: công cụ chỉnh sửa tệp âm thanh, tệp phim.
  • 1.2.Chèn bài khảo sát hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm từ iSpring QuizMaker

    Trong tiến trình giảng bày, có thể chèn các bài khảo sát, các bài kiểm tra trắc nghiệm nhằm tăng tính tương tác với người học. Để chèn 1 bài khảo sát hoặc bài trắc nghiệm từ iSpring QuizMaker, các thầy cô thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Chèn 1 slide trống vào vị trí cần thiết

    Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Quiz (hình vẽ)

    Bước 3: Trong cửa sổ chương trình iSpring QuizMaker, mở tệp chứa bài khảo sát hoặc bài kiểm tra cần chèn

    Bươc 4: Thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung của bài khảo sát, bài kiểm tra trắc nghiệm (nếu cần thiết) (xem thêm nội dung ở phần Error! Reference source not found.. Error! Reference source not found.)

    Bước 5: Chọn nút Save and Return to Course để kết thúc.

  • 1.3.Chèn bài tương tác từ iSpring Visual

Để chèn 1 bài khảo sát hoặc bài trắc nghiệm từ iSpring Visual, các thầy cô thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chèn 1 slide trống vào vị trí cần thiết

Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Interation (hình vẽ)

Bước 3: Trong cửa sổ chương trình iSpring Visual, mở tệp chứa bài tương tác cần chèn

Bươc 4: Thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung của bài tương tác (nếu cần) (xem thêm nội dung ở phần Error! Reference source not found.. Error! Reference source not found.)

Bước 5: Chọn nút Save and Return to Course để kết thúc.

  • 1.4. Chèn bài mô phỏng hội thoại từ iSpring TalkMaster

    Để chèn 1 bài mô phỏng hội thoại từ iSpring TalkMaster, các thầy cô thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Chèn 1 slide trống vào vị trí cần thiết

    Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Dialog Simulation (hình vẽ)

    Bước 3: Trong cửa sổ chương trình iSpring TalkMaster, mở tệp chứa bài mổ phỏng hội thoại cần chèn

    Bươc 4: Thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung của bài mô phỏng (nếu cần) (xem thêm nội dung ở phần 3.7. Thiết kế bài mô phỏng với iSpring TalkMaster)

    Bước 5: Chọn nút Save and Return to Course  để kết thúc.

  • 1.5. Chèn phim quay màn hình từ iSpring Cam Pro

    Để chèn 1 phim quay màn hình máy tính từ iSpring Cam Pro, các thầy cô thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Chèn 1 slide trống vào vị trí cần thiết

    Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Screen Recording (hình vẽ)

    Bước 3: Trong cửa sổ chương trình iSpring Cam Pro, mở tệp chứa phim quay màn hình cần chèn

    Bươc 4: Thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung của bộ phim (nếu cần)

    Bước 5: Chọn nút Save and Return to Course  để kết thúc.

  • 1.6. Chèn phim từ Youtube

Để chèn 1 phim từ Youtube, các thầy cô thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chèn 1 slide trống vào vị trí cần thiết

Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Youtube (hình vẽ)

Bước 3: Trong cửa sổ Insert Youtube Video (xem hình)

  • Dán đường dẫn chứa Youtube Video vào mục Video link
  • Chọn nút Preview để xem trước (nếu cần)
  • Chọn thời gian bắt đầu trong mục Show after … seconds
  • Chọn nút OK đề kết thúc.
  • 1.7.Chèn trang web từ địa chỉ mạng

Để chèn 1 trang web từ một địa chỉ, các thầy cô thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chèn 1 slide trống vào vị trí cần thiết

Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Web Object (hình vẽ)

Bước 3: Trong cửa sổ Insert Web Object (xem hình)

  • Dán đường dẫn chứa trang web vào mục Web address
  • Chọn nút Preview để xem trước (nếu cần)
  • Thay đổi các chế độ trình diễn Display in slide để hiện thị trong slide hiện thời hoặc Display in a new browse window để hiện thị trong của số mới.
  • Chọn thời gian bắt đầu trong mục Show after … seconds
  • Chọn nút OK đề kết thúc.

  •  
  • 1.8.Ghi âm bài giảng với iSpring Suite

Để ghi âm bài giảng với iSpring Suite, các thầy cô thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở tệp bài trình bày bằng MS Power Point

Bước 2: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Record Audio (hình vẽ)

Bước 3: Trong hộp thoại xuất hiện (hình vẽ)

 

  • Nhấp chọn nút Start Record để bắt đầu ghi âm
  • Nhấp chọn nút Next Slide để chuyển slide kế tiếp
  • Nhấp chọn nút Next Animation để chuyển hiệu ứng kế tiếp (nếu có)
  • Nhấp chọn nút để tạm dừng việc ghi âm.

Sau khi tạm dừng có thể sử dụng các nút  để xem lại, nút  để chuyển slide liền trước, nút  để chuyển slide liền sau.

Bước 4: Chọn nút  để kết thúc việc ghi âm. Khi đó các file âm thanh được ghi vào một thư mục mới cùng tên và cùng thư mục cha với tệp bài giảng của các thầy cô.

Chú ý:

  1. Trong lần đầu tiên sử dụng Micro để ghi âm bài giảng, Windows có thể xuất hiện hộp thoại yêu cầu cài đặt (như hình vẽ). Khi đó các thầy cô chọn nút Next và làm theo hướng dẫn.

  2. Sau khi ghi âm bài giảng có thể xảy ra nhưng sai sót cần phải ghi lại. Khi đó các thầy cô có thể thực hiện lại các bước ở trên, dùng nút hoặc để chuyển đến slide cần ghi lại, có thể tích chọn vào mục Process this slide only để tránh sai sót ảnh hưởng đến các slide khác.

 

  • 1.9. Ghi âm và hình webcam với iSpring Suite

    Hoạt động này hoàn toàn tương tự hoạt động Ghi âm bài giảng với iSpring Suite. Trong thực đơn iSpring Suite, các thầy cô chọn nút Record Video (xem hình).

    Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại ghi hình như hình vẽ, các thầy cô có thể sử dụng các nút lệnh, các chức năng giống như trong hoạt động Ghi âm bài giảng.

     

  • 1.1.2.Biên tập, đồng bộ bài giảng với iSpring

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo, bổ sung các slide trình bày bài giảng, thực hiện việc ghi âm, ghi hình cho mỗi slide, các thầy cô có thể sử dụng chức năng Biên tập, đồng bộ các đối tượng của bài giảng theo các bước sau:

Bước 1: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Manage Narration (xem hình)

Bước 2: Trong cửa sổ của trình biên tập iSpring Narration Editor (xem hình)

  • 1.10. Biên tập, đồng bộ bài giảng với iSpring

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo, bổ sung các slide trình bày bài giảng, thực hiện việc ghi âm, ghi hình cho mỗi slide, các thầy cô có thể sử dụng chức năng Biên tập, đồng bộ các đối tượng của bài giảng theo các bước sau:

Bước 1: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Manage Narration (xem hình)

Bước 2: Trong cửa sổ của trình biên tập iSpring Narration Editor (xem hình)

  • Để bổ sung một file âm thanh khác:
    • Chọn nút Audio trên thanh thực đơn Home
    • Tìm kiếm và mở file âm thanh cần bổ sung
    • Trong hộp thoại Import Audio (xem hình), chọn At current cursor position để chèn âm thanh vào vị trí con trỏ hiện thời, chọn At the beginning of the slide để chèn âm thanh vào vị trí đầu slide được chọn trong danh sách.
    • Đánh dấu Adjust slide duration nếu muốn điều chỉnh thời gian chiếu của slide đến hết thời gian file âm thanh.
    • Chọn nút Insert để chèn.
  • Để bổ sung một file video khác
    • Chọn nút Video trên thanh thực đơn Home
    • Các bước tiếp theo tương tự như bổ sung một file âm thanh.
  • Để chỉnh sửa một file audio hoặc video đã có trên thanh Timelines
    • Nháy chuột phải trên file cần chỉnh sửa
    • Chọn thực đơn Edit Clip
    • Trong cửa sổ trình chỉnh sửa iSpring Audio/Video Editor thực hiện các thao tác chỉnh sửa như Delete để xóa vùng được bôi đen (lựa chọn), Silence để loại bỏ âm thanh (câm) vùng được lựa chọn, Trim để xóa ngoài vùng được bôi đen, Remove Noise để giảm nhiễu tiếng ồn. Chọn nút Save and Close để kết thúc chỉnh sửa.
  • Để đồng bộ các slide, hiệu ứng slide với các file âm thanh, hình ảnh
    • Chọn nút Sync trên thanh thực đơn Home
    • Chọn nút Start Sync để bắt đầu đồng bộ
    • Chọn nút Next Slide, nút Next Animation để đồng bộ các hiệu ứng chuyển slide, hiệu ứng chuyển đối tượng trên mỗi slide.
    • Chọn nút Done để kết thúc.

    Chú ý:

    1. Có thể đánh dấu mục Process current slide only để đồng bộ slide hiện thời
    2. Có thể dùng chuột để di chuyển, điều chỉnh điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi slide, điểm hiệu ứng chuyển đối tượng cho phù hợp.

    Bước 3: Chọn nút Save & Close để kết thúc.

     

    • 1.11. Thiết lập thuộc tính bố trí slide

    Với mỗi màn hình slide trình bày các thầy cô có thể thiết lập các thuộc tính bằng các bước sau đây:

    Bước 1: Trong thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Slide Properties (xem hình)

    Bước 2: Trong cửa số Slide Properties (xem hình), nháy chuột phải tại mỗi slide và thực hiện các chức năng sau:

    • On click: để quy định phải Click chuột vào nút để chuyển slide kế tiếp
    • Auto: để quy định tự động chuyển slide kế tiếp
    • Demote: để chuyển slide hiện thời thành slide cấp con
    • Promote: để chuyển slide hiện thời thành slide cấp cha
    • Hide: để chuyển slide hiện thời qua lại chế độ ẩn/hiện
    • Branch to: để thay đổi điều hướng slide kế tiếp (ít sử dụng)
    • Lock: để khóa không cho sử dụng các nút điều hướng slide
    • Presenter: để thay đổi thông tin người trình bày (xem thêm ở phần …)
    • Layout: để thay đổi quy định cách bố trí các thành phần trên slide
      • No Change: giữ nguyên cách bố trí của slide trước
      • Full: bố trí đầy đủ các thành phần của slide
      • No Sidebar: không bố trí thành phần Sidebar, phần nội dung slide được hiển thị lớn nhất
      • Maximized Video: hoán đổi vị trí nội dung slide và nội dung video, phần nội dung Video được hiển thị lớn nhất.

    Bước 3: Chọn nút Save & Close  để kết thúc.

    • 1.12. Thiết lập thông tin các tài nguyên đính kèm

    Trên bài giảng e-Learning, một số thông tin và tài nguyên có thể được đính kèm và chia sẻ. Các thầy cô có thể thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Trong thanh thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Presentation Resource (xem hình)


    Bước 2: Trong cửa sổ Presentation Resource, chọn:

    • Thẻ Attachments and Hyperlinks: để bổ sung các đường dẫn (Add Hyplink) hoặc các tệp đính kèm (Add Attachment)
    • Thẻ Presenter: để bổ sung thông tin người trình bày
    • Thẻ Company Logo: để bổ sung logo và đường dẫn website của công ty

    Bước 3: Chọn nút OK để kết thúc.

    • 1.12. Thiết lập, cấu hình giao diện hiển thị

    Có thể thiết lập, cấu hình giao diện hiển thị bài giảng e-Learning, để làm được việc này các thầy cô thực hiện theo các bước sau đây:

    Bước 1: Trong thanh thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Player (xem hình)


    Bước 2: Trong cửa sổ Customize Player (xem hình)

    • Chọn nút Select Player để thay đổi kiểu cách bố trí slide
    • Chọn nút Templates để thay đổi các mẫu trình bày slide
    • Chọn nút Layout , nút Top Bar , nút Bottom Bar , nút Outline để thiết lập thông số các thành phần được bố trí trên mẫu trình bày
    • Chọn nút Playback and Navigation để thiết lập các thông số điều hướng
    • Chọn nút Color để thiết lập màu sắc
    • Chọn nút Text Labels để thiết lập các tiêu đề giao diện hiển thị (thường dùng để Việt hóa giao diện hiển thị bài giảng).

    Bước 3: Chọn nút Save & Close để kết thúc.

    • 1.14. Đóng gói bài giảng

    Bước cuối cùng trong sản xuất bài giảng e-Learning là đóng gói bài giảng, các thầy cô thực hiện như sau:

    Bước 1: Trong thanh thực đơn iSpring Suite 9, chọn nút Publish (xem hình)

    Bước 2: Trong cửa sổ Publish Presentation, chọn thẻ LMS (xem hình)

    • Nhập tiêu đề của bài giảng trong mục Title
    • Nhập đường dẫn tới thư mục sẽ chứa toàn bộ nội dung bài giảng ở mục Local folder
    • Chọn chuẩn đóng gói LMS ở mục LMS profile. Có thể chọn SCORM 2004 hoặc Experience API.

    Bước 3: Chọn nút Customize để quy định các tham số của chuẩn đóng gói. Trong cửa sổ Learning Course chọn tiếp nút Customize, xuất hiện hộp thoại Progress and Completion (xem hình)

    • Tích chọn mục Rate number of slides views và quy định số lượng slide bắt buộc phải xem.
    • Tích chọn mục Rate quizzes and simulations và các mục con để quy định các bài kiếm tra trắc nghiệm, các bài mô phỏng bắt buộc phải tham gia.
    • Tích chọn mục Custom passing score và điền số điểm có thể chấp nhận được khi tham gia học bài học này.
    • Chú ý: Chỉ chọn điểm 10.

    Bước 4. Chọn nút OK, nút Save để ghi nhận

    Bước 5: Chọn nút Publish để thực hiện việc đóng gói. Việc này có thể mất một khoảng thời gian.