Lưu ý: Để đảm bảo tính bảo mật chung, đề nghị các các thầy cô giáo không sử dụng ngân hàng đề thi giữa kỳ chính thức đã được Nhà trường phê duyệt để tổ chức thi ở đây.

Bước 1: Tạo một bài thi trắc nghiệm khách quan mới (nếu chưa tạo)

Thông thường, trong các khóa học luôn có sẵn 2 mục bài tập trắc nghiệm và 2 mục bài tập tự luận. Nếu trong khóa học đã có sẵn thì các Thầy Cô không cần thực hiện bước này.

 

Tuy nhiên nếu chưa tạo hoặc muốn tạo thêm 1 bài tập trắc nghiệm mới, thì các Thầy cô thực hiện như sau:

Bước 1.1: Bật chế độ chỉnh sửa (hình 1.1)

Bước 1.2: Chọn Thêm hoạt động hoặc tài nguyên (tương ứng trong mục luyện tập) (hình 1.2)

Bước 1.3: Chọn kiểu đề thi trắc nghiệm, và bấm nút Thêm (hình 1.3)

Bước 1.4: Gõ tiêu đề và mô tả của mục bài tập trắc nghiệm và bấm nút Lưu và trở về khóa học (hình 1.4)

 

Hình 1.1

 

Hình 1.2

 

Hình 1.3

 

Hình 1.4

 

Bước 2: Thiết lập một số quy định cho bài thi trắc nghiệm

Sau khi tạo xong mục Bài thi trắc nghiệm ở bước 1, bước tiếp theo giảng viên cần phải thiết lập một số tham số liên quan đến bài kiểm tra trắc nghiệm này. Để thiết lập, giáo viên bấm vào mục bài tập trắc nghiệm, bấm vào nút cài đặt và chọn nút Chỉnh sửa các cài đặt (hình 2.1):

Hình 2.1

Các tham số cần thiết lập có thể là:

- Thời gian cho phép truy cập vào bài kiểm tra

- Thời gian làm bài

Thiết lập bằng cách bấm vào nút Mở và thiết lập. Nếu không được thiết lập có nghĩa là không giới hạn.

Các tham số về điểm gồm có:

- Số lần làm bài: có thể chọn số lần cụ thể hoặc không giới hạn

- Cách tính điểm: Với số lần làm bài cho phép > 1, giảng viên có thể lựa chọn phương án tính điểm theo tính điểm cao nhất hoặc tính điểm trung bình tất cả các lần làm bài (hình 2.2)

 

Hình 2.2

Bước 3: Thêm ngân hàng câu hỏi

Bước tiếp theo là đưa ngân hàng câu hỏi vào hệ thống. Nếu khóa học đã được đưa ngân hàng câu hỏi thì giáo viên không cần thực hiện bước này.

Để nhập câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi, các Thầy cô thực hiện như sau:

Bước 3.1: Bấm vào mục bài tập trắc nghiệm, sau đó bấm vào nút Cài đặt (hình bánh răng) và chọn chức năng Ngân hàng câu hỏi. (hình 3.1)

Bước 3.2: Tạo danh mục các câu hỏi. Danh mục các câu hỏi chính là các tiêu chí phân loại câu hỏi. Các câu hỏi từ đề thi có thể lấy từ nhiều danh mục, điều này đảm bảo đề thi dù được bốc ngẫu nhiên vẫn đảm bảo việc phân bố nội dung đề thi đầy đủ các chương hoặc đầy đủ các mức độ khó. Điều đó có nghĩa là giáo viên có hai hướng để tạo danh mục: tạo danh mục phân chia theo mức độ khó của câu hỏi, hoặc tạo danh mục chia theo nội dung của từng chương của môn học.

Việc tạo danh mục không phải là việc bắt buộc, nếu không tạo danh mục câu hỏi thì toàn bộ câu hỏi sẽ được đưa vào cùng danh mục mặc định. Tuy nhiên khi làm như vậy thì có thể khi tạo đề thi từ ngân hàng câu hỏi, việc lấy ngẫu nhiên các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi sẽ làm cho đề thi mất cân đối về nội dung hoặc độ khó.

Để tạo danh mục, sau khi bấm vào nút Ngân hàng câu hỏi, giáo viên bấm vào tab Các danh mục, kéo xuống phía dưới, ở giao diện tạo danh mục, giáo viên gõ tên danh mục mới và bấm nút Thêm danh mục. Lưu ý cần để danh mục cha mặc định (hình 3.2)

Hình 3.1

 

Hình 3.2

Bước 3.3: Thực hiện nhập câu hỏi. Có 2 cách để nhập câu hỏi vào hệ thống::

Cách 1: Nhập trực tiếp: Các Thầy cô bấm vào tab Các câu hỏi. Tại giao diện hình 3.3.1, các Thầy cô chọn danh mục của câu hỏi và bấm nút Tạo câu hỏi mởi.

Giao diện hiện ra như hình 3.3.2, yêu cầu giáo viên chọn kiểu câu hỏi. Hệ thống hỗ trợ nhiều kiểu câu hỏi. Giáo viên chọn kiểu câu hỏi phù hợp và bấm Thêm. Ví dụ ở đây ta chọn kiểu câu hỏi có nhiều phương án trả lời.

Giáo viên nhập nội dung câu hỏi và các phương án lựa chọn vào giao diện như hình 3.3.3. Để thiết lập phương án đúng, phương án đúng là phương án mà giáo viên sẽ chọn giá trị điểm là 100%. Các câu trả lời khác chọn điểm là 0.

Sau khi nhập xong câu hỏi và các phương án, cũng như chọn phương án đúng, giáo viên bấm nút Lưu các thay đổi để hoàn thành việc nhập câu hỏi đầu tiên.

 

Hình 3.3.1

 

Hình 3.3.2

 

Hình 3.3.3

Ngoài cách nhập trực tiếp ở trên, giáo viên có thể đưa các câu hỏi vào file Anken rồi import lên hệ thống. Cấu trúc của file Anken là một file text (có phần mở rộng là *.txt). Mỗi câu hỏi được viết trên 1 dòng, các phương án được đánh thứ tự A, B, C, D mỗi phương án một dòng, dòng tiếp theo có từ ANSWER: là dòng ghi đáp án đúng. Muốn nhập thêm câu hỏi thì xuống 1 dòng rồi nhập câu hỏi mới ở dòng tiếp theo. Cấu trúc file Anken được thể hiện ở hình 3.3.4.

Như vậy để tạo được file Anken, giáo viên có thể soạn các câu hỏi vào trong file Word rồi copy dán vào trong phần mềm  Notepad và lưu lại dưới dạng file *.txt chuẩn Unicode.

Sau khi có được file Anken, giáo viên import lên hệ thống bằng cách: Chọn tab Nhập và thực hiện như hướng dẫn ở hình như hình 3.3.5 bằng cách chọn tệp Anken đã tạo và Import lên hệ thống

 

Hình 3.3.4: Cấu trúc file Anken

 

Hình 3.3.5

 

Câu hỏi đã được import thành công

Hai cách này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Ưu điểm của cách 1 là cho phép các Thầy cô lựa chọn nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm, việc đưa các đa phương tiện vào câu hỏi cũng đễ dàng. Nhược điểm của cách này là giáo viên sẽ phải nhập lần lượt từng câu hỏi, từng phương án và thiết lập đáp án nên với số lượng câu hỏi lớn thì cách này khá mất nhiều thời gian.

Ưu điểm của cách 2 là: Giáo viên chỉ cần chỉnh sửa các câu hỏi theo đúng mẫu Anken và import lên hệ thống, là có thể thực hiện được rất nhanh chóng. Nhược điểm của cách này là: giáo viên chỉ có thể ra câu hỏi trắc nghiệm dạng chọn 1 đáp án đúng, và cũng không thể thêm các đa phương tiện (hình ảnh, video) và câu hỏi.

Bước 4: Tạo đề thi trắc nghiệm

Sau khi đã tạo được ngân hàng câu hỏi, bước tiếp theo, các Thầy cô sẽ phải tạo đề thi từ ngân hàng câu hỏi đã nhập bằng cách bấm vào nút Chỉnh sửa đề thi (như hình 4.1).

Giao diện mới hiện ra như hình 4.2, Thầy cô bấm vào nút Thêm (ở góc bên phải) và chọn chức năng Thêm một câu hỏi ngẫu nhiên

Tại đây, giáo viên chọn danh mục câu hỏi, số câu hỏi ngẫu nhiên cần lấy ra từ trong danh mục này và bấm nút thêm câu hỏi ngẫu nhiên. Sẽ có số câu hỏi ngẫu nhiên được đưa vào đề thi này. (hình 4.2).

Ví dụ: Các Thầy cô có thể nhập vào ngân hàng câu hỏi 30 câu hỏi thuộc 3 danh mục Chương 1, Chương 2, Chương 3 và khi tạo đề thi thì muốn tạo đề thi có 10 câu hỏi, trong đó có 3 câu hỏi lấy từ danh mục chương 1, 4 câu hỏi từ chương 2 và 3 câu hỏi từ chương 3.

Nếu đưa vào nhầm câu hỏi, các Thầy cô có thể xóa lần lượt các câu hỏi đã đưa vào đề để thêm các câu hỏi khác.

Sau khi đưa câu hỏi vào đề thi thành công, các Thầy cô lưu ý tick vào tùy chọn Thay đổi vị trí các câu hỏi để hệ thống tự xáo trộn các vị trí. Nếu muốn tiếp tục thêm các câu hỏi thì bấm nút Thêm để thực hiện tiếp việc thêm câu hỏi. (hình 4.3).

Xong bước này, bài thi trắc nghiệm đã hoàn thành, và đến thời gian đã thiết lập ở bước 2 là học viên, sinh viên có thể vào làm bài kiểm tra. Hệ thống sẽ tự chấm điểm bài làm của sinh viên, học viên.

 

Hình 4.1. Tạo và chỉnh sửa đề thi

 

Hình 4.2. Thêm câu hỏi mới vào đề thi

 

Hình 4.3. Hoàn thành việc đưa câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi vào đề thi

Bước 5: Kiểm tra lại và xem trước bài thi

Sau khi làm các bước trên, bài thi trắc nghiệm đã sẵn sàng. Giáo viên có thể vào làm thử và kiểm tra lại các thiết lập. Lưu ý: Bài kiểm tra trắc nghiệm một khi đã có điểm (đã có ít nhất một sinh viên hoàn thành và có điểm) thì giáo viên không thể quay lại sửa đề thi và các thiết lập khác, vì vậy, bước kiểm tra cuối cùng rất quan trọng để hạn chế những sai sót ngoài mong muốn.